Vốn lưu động là gì? Phân loại vốn lưu động

Vốn lưu động là gì

Do ảnh hưởng của dịch bệnh vừa qua nên nhu cầu vay vốn của Cá nhân hay doanh nghiệp nhỏ ngày càng gia tăng,  để duy trì hoạt động kinh doanh diễn ra một cách bình thườngviệc đảm bảo nguồn vốn lưu động là hết sức qan trọng. Vay vốn lưu động là gì ?Phân loại vốn lưu động như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay ở bài viết sau đây:

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động (Working capital) là thước đo tài chính thể hiện tính thanh khoản cũng như nguồn lực có sẵn cho một hộ kinh doanh / doanh nghiệp để phục vụ cho các hoạt động sản suất kinh doanh. Nếu quản lý tốt có nguồn vốn lưu động ổn định sẽ giúp việc kinh doanh không bị gián đoạn và duy trì, phát triển.

Các tính vốn lưu động đơn giản và chính xác nhất

Vốn lưu động rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của một hộ kinh doanh/doanh nghiệp nhỏ. Thông thường công thức tính vốn lưu động như sau:

Vốn lưu động = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn

  • Tài sản ngắn hạn là loại tài sản có thể quy đổi thành tiền mặt trong thời gian một năm. Bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài khoản ngắn hạn khác.
  • Nợ ngắn hạn là những khoản nợ cần phải trả trong vòng một năm, bao gồm: Nợ phải trả, nợ dồn tích, vay ngắn hạn và các khoản vay ngắn hạn phải trả khác

Công thức tính tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn:

Tài sản ngắn hạn (TSNH) = Tiền mặt + Các khoản phải thu + Hàng tồn kho + TSNH hạn khác

Nợ ngắn hạn (NNH) = Nợ phải trả + Nợ dồn tích + Vay ngắn hạn + Các khoản vay ngắn hạn khác

Nếu kết quả tính vốn lưu động âm, điều này cho thấy hộ kinh doanh / doanh nghiệp đang bị thiếu hụt vốn lưu động. Đây là dấu hiệu cảnh báo doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ vỡ nợ và không là lựa chọn đầu tư tốt. Trong lúc này, doanh nghiệp có thể cần đến những nguồn tài chính dài hạn khác.

Cách phân loại vốn lưu động

Hiện nay có thể phân loại vốn lưu động theo các cách sau:

Phân loại theo vai trò

– Vai trò dự trữ sản xuất: vốn lưu động gồm có các nguyên vật liệu (chính – phụ), nhiên liệu, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế và động lực.

– Vai trò sản xuất: vốn lưu động bao gồm các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm hay các chi phí chờ tính toán.

– Vai trò lưu thông: vốn lưu động gồm vốn bằng tiền, vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp…

Cách phân loại theo vai trò của vốn lưu động trong sản xuất, kinh doanh giúp hộ kinh doanh / doanh nghiệp có kế hoặc sử dụng vốn hợp lý trong từng giai đoạn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì một cách hiệu quả.

Phân loại theo quan hệ sở hữu

– Vốn của chủ sở hữu: hộ kinh doanh / doanh nghiệp hoàn toàn có quyền sở hữu và quyền sử dụng với nguồn vốn lưu động. Ngoài ra có nhiều nguồn khác nhau như do vốn doanh nghiệp nhỏ tự bỏ ra, vốn từ ngân sách nhà nước, vốn góp cổ phần hóa doanh nghiệp,…

– Vốn từ các khoản nợ: là các khoản vốn vay được huy động từ các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng thương mại thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.

Phân loại theo nguồn hình thành

– Vốn điều lệ: là nguồn vốn theo điều lệ ban đầu hoặc vốn điều lệ được bổ sung trong quá trình hoạt động và phát triển doanh nghiệp.

– Vốn liên doanh, liên kết: gồm nguồn vốn góp của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh.

– Vốn đi vay: là các nguồn vốn được vay từ các công ty tài chính / ngân hàng thương mại hay tổ chức tín dụng,…

– Vốn huy động: nguồn vốn được huy động từ thị trường thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu.

Phân loại theo thời gian huy động

– Vốn lưu động tạm thời: là vốn đáp ứng các nhu cầu tạm thời như các khoản vay ngắn hạn ngân hàng.

– Vốn lưu động thường xuyên: là vốn mang tính ổn định giúp hộ kinh doanh / doanh nghiệp phát triên ổn định.

Phân loại theo hình thái vốn

Ngoài ra vốn lưu động cũng có thể phân loại theo hình thái vốn:

– Vốn vật tư, hàng hóa: bao gồm các loại tài sản hàng tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…

– Vốn bằng tiền: là các khoản vốn như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư chứng khoán, các khoản phải thu,…

Với cách phân loại này giúp cho việc đánh giá mức dự trữ hàng tồn kho và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Top 5 ngân hàng cho vay vốn lưu động lãi suất thấp 

Do nhu cầu vay vốn hiện nay ngày càng gia tăng nên có không ít các Ngân Hàng đã và đang triển khai các gói vay vốn kinh doanh lãi suất thấp cho hộ kinh doanh / doanh nghiệp. Dưới đây là 5 ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn lưu động lãi suất tốt nhất hiện nay bạn có thể tham khảo:

Ngân Hàng Techcombank (TCB)

Techcombank là một trong những Ngân Hàng tốt nhất tại Việt Nam với nhiều gói vay vốn hỗ trợ trợ doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu vay vốn kinh doanh của khách hàng, điều kiện linh hoạt, thủ tục vay vốn đơn giản tiết kiệm thời gian cho khách hàng từ lúc nhu cầu phát sinh đến khi nhận được vốn từ ngân hàng.

Lãi suất cho vay vốn kinh doanh của ngân hàng Techcombank ở các gói vay sau:

  • Hỗ trợ kinh doanh: 5,99%/ năm.
  • Phát triển nông thôn: 5,99%/ năm.
  • Phục vụ các hoạt động kinh doanh khác: 7,49%/ năm.

Vay vốn tại Vietinbank

Vietinbank là một trong những doanh nghiệp được ưa chuộng hiện nay. Đây là ngân hàng nằm trong 4 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam với các khoản vay vốn lưu động kinh doanh chỉ từ 5%/ năm.

Vay vốn doanh nghiệp Đông Á Bank

Đông Á Bank Là một trong những ngân hàng uy tín có thời gian hoạt động lâu năm trên thị trường tài chính luôn cố gắng cải tiến chất lượng dịch vụ, đem đến cho khách hàng sự trải nghiệm sử dụng dịch vụ và sự hỗ trợ tốt nhất về mọi mặt, mức lãi suất khi vay vốn doanh nghiệp hiện nay trung bình chỉ từ 5,5%/ năm.

Vay vốn lưu động ngân hàng VIB

Ngân hàng VIB là một trong những ngân hàng Thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam, luôn đem đến cho doanh nghiệp nhiều dịch vụ vay vốn và gửi tiền, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp với đội ngũ tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp nhất với từng nhu cầu vay vốn. Lãi suất vay vốn của VIB khá cạnh tranh từ 0.6% mỗi tháng.

Vay vốn tại Ngân Hàng VPBank

VPBank hiện đang là một trong những ngân hàng hàng đầu chuyên hỗ trợ vay thế chấp lãi suất thấp được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ lựa chọn. Hiện tại, VPBank là ngân hàng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam lọt vào top 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu.

VPBank áp dụng các mức lãi suất cho các gói vay như sau:

  • Vay khởi nghiệp: 7,9%/ năm.
  • Vay kinh doanh VPBank trả góp: 7,9%/ năm.
  • vay vốn của hộ kinh doanh: 8,6%/ năm.

Vaytien-online.com – Hỗ trợ Doanh Nghiệp vay vốn lưu động an toàn – minh bạch

Để hỗ trợ các hộ kinh doanh / doanh nghiệp ngại việc vay vốn tại Ngân Hàng vì thời gian chờ đợi lâu, giấy tờ phức tạp, không hỗ trợ nợ xấu, cần có mục đích vay vốn phù hợp,….. Vaytien-online sẽ đem đến cho bạn các gói vay vốn tư nhân hỗ trợ vay doanh nghiệp siêu nhỏ với thủ tục đơn giản , giải ngân nhanh trong ngày, thẩm định nhanh chóng, đảm bảo không phát sinh bất kỳ loại chi phí nào mà Khách Hàng không được thông báo trước.

Chúng tôi chuyên tư vấn gói vay tiền kinh doanh không thế chấp phù hợp có lãi suất hấp dẫn và giúp Chủ Kinh Doanh đăng ký vay thành công, giải ngân “thần tốc” trong ngày. Cùng với các đối tác uy tín của chúng tôi là các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn, vaytien-online.com tự tin sẽ là chỗ dựa tài chính vững chắc cho Chủ Kinh Doanh.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *