Vay thế chấp là gì? Những điều cần biết khi vay thế chấp?
Vay thế chấp là gì? Lợi ích của vay thế chấp ra sao? Nếu bạn đang quan tâm đến hình thức vay này thì hãy cùng Vaytien-online.com trả lời những câu hỏi liên quan ngay tại đây.
Vay thế chấp là gì?
Vay thế chấp là hình thức cho vay có tài sản được đảm bảo của người vay. Bên cho vay sẽ xem xét hồ sơ của bạn và thẩm định tài sản để quyết định bạn có đủ điều kiện hay không? Các tài sản có thể thế chấp rất đa dạng như nhà cửa, đất đai, xe cộ hoặc bất cứ tài sản có giá trị nào thuộc quyền sở hữu của bạn. Người vay sẽ vẫn có quyền quản lý tài sản của họ nhưng bên cho vay sẽ giữ giấy tờ cần thiết. Tài sản đó sẽ được thanh lý để trừ nợ nếu người vay không còn khả năng thanh toán cho chủ nợ.
Đặc điểm của hình thức vay thế chấp
Vay thế chấp là hình thức vay tiền trả góp được khá nhiều người đi vay lựa chọn nhất là khi có nhu cầu vay hạn mức cao. lý do bởi:
-
Hạn mức vay lớn: có thể vay lên đến hàng tỷ đồng tuỳ thuộc vào giá trị tài sản thế chấp sau khi được định giá. Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng như mua xe, mua đất, mua nhà, đầu tư, kinh doanh, sửa chữa nhà cửa, du học,…
-
Lãi suất thấp: mức lãi suất khi vay cực kỳ thấp so với các hình thức vay khác với ưu đãi từ 6-8%/năm hoặc 10-12%/năm. Lãi suất giảm dần và thời gian vay có thế kéo dài lên đến 25 năm. Giúp người đi vay có thêm thời gian để cân đối, ổn định tài chính của mình và tất toán khoản nợ cho ngân hàng.
-
Hình thức trả nợ linh hoạt: Người đi vay có thể lựa chọn trả lãi theo tháng, theo quý, theo năm, trả một lần hoặc trả dần tiền gốc.
-
Vay được số tiền lớn nhưng tài sản vẫn là của bạn: Mặc dù tài sản của người vay đã được thế chấp với bên cho vay, nhưng người vay vẫn có quyền sở hữu, sử dụng tài sản đó. Bên cho vay chỉ giữ là các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản để làm bằng chứng đảm bảo khoản vay.
Một số hình thức vay thế chấp hiện nay
Vay thế chấp để kinh doanh
Vay vốn kinh doanh là hình thức vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp hoặc các hộ gia đình/cơ sở muốn phát triển kinh doanh hàng hoá, vay vốn để đầu tư tài sản, mở rộng cơ sở sản xuất, phát triển kinh doanh, bổ sung vốn kinh doanh lưu động…Đáp ứng tối đa đến 100% nhu cầu vốn và tối đa 10 tỷ đồng, hạn mức cho vay lớn lên đến 85% giá trị tài sản thế chấp, phương thức trả nợ linh hoạt, thời hạn vay vốn kinh doanh lên đến 10 năm.
Vay thế chấp nhà
Gói vay dành cho những khách hàng đang có nhu cầu mua nhà chung cư hay nhà đất nhưng chưa đủ tiền. Hình thức vay thế chấp thường sẽ được hỗ trợ 100% nhu cầu về vốn, 75% giá trị căn hộ/nhà ở và hỗ trợ tối đa lên đến 20 tỷ đồng. Thời hạn vay mua nhà hoặc căn hộ tối đa từ 25 đến 35 tuỳ theo từng dự án và có thể hoàn vốn, thanh toán công nợ cho chủ bán nhà tối đa 12 tháng kể từ ngày ra sổ.
Vay thế chấp xe ô tô/xe máy
Ô tô hay xe máy là phương tiện đi lại thiết yếu cũng được các ngân hàng, tổ chức tín dụng chấp nhận làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Hầu hết các thủ tục vay cầm cố / thế chấp xe tại các ngân hàng khá nhanh chóng và tiện lợi.
Vay tiền nhanh bằng cách thế chấp xe ô tô hay xe máy là hình thức vay dành cho các khách hàng đang có nhu cầu mua xe ô tô/ xe máy để đi lại hoặc kinh doanh. Lãi suất thế chấp giữa ô tô với xe máy cũng cạnh tranh khá cao, dao động từ 7 đến 12%/năm và thời gian vay tối đa lên đến 96 tháng với ô tô mới và 84 tháng đối với ô tô đã qua sử dụng. Hạn mức cho vay cao tới 85% giá trị tài sản và khách hàng có thể trả nợ linh hoạt.
Vay thế chấp tài sản đảm bảo
Vay thế chấp tài sản đảm bảo giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn lớn, đáp ứng các yêu cầu vay tiền nóng gấp tiêu dùng như: chi tiêu, mua sắm, khám chữa bệnh, đóng học phí, thanh toán hóa đơn, trả nợ….Thường được đáp ứng 100% với số vốn tối đa lên đến 3 tỷ đồng và thời hạn 10 năm.
Vay thế chấp sổ tiết kiệm
Vay thế chấp sổ tiết kiệm là gói vay mà khách hàng sẽ thế chấp sổ tiết kiệm của mình cho ngân hàng để vay một khoản vốn nhất định. Đối với vay tiền thế chấp sổ tiết kiệm có thời hạn vay dài hơn, thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng. Đặc biệt khách hàng có thể vay số tiền lên đến vài tỷ đồng, tương ứng với số tiền trong sổ tiết kiệm của khách hàng và phương thức trả lãi linh hoạt.
Tuỳ thuộc vào từng ngân hàng mà lãi suất vay thế chấp sổ tiết kiệm sẽ khác nhau. Trung bình sẽ nằm trong khoảng từ 6.5% đến 8%/năm.
Lãi suất vay thế chấp là bao nhiêu?
Hiện nay, khi vay thế chấp ngân hàng sẽ áp dụng các tính lãi suất theo 3 cách sau: lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất hỗn hơn. Cụ thể lãi suất sẽ được tính như sau:
Lãi suất cố định
Là lãi suất vay thế chấp luôn cố định theo một mức và không bị thay đổi theo biến động của thị trường. Hiểu đơn giản, người vay sẽ trả số tiền lãi mỗi tháng/quý/năm cố định như nhau.
Lãi suất cố định tính theo công thức sau:
Số tiền lãi mỗi tháng = Số tiền vay x Lãi suất cố định ( %/năm )/12
Ví dụ: Bạn vay thế chấp 300.000.000 VNĐ, lãi suất cố định là 12%/năm, thời hạn vay 1 năm. Suy ra mỗi tháng số tiền lãi là 300.000.000 x 12%/12 = 3.000.000 VND
Lãi suất thả nổi
Lãi suất sẽ thay đổi theo quy định và chính sách của ngân hàng tuỳ theo từng thời kỳ. Thông thường, các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất vay theo định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần.
Lãi suất thả nổi được tính theo công thức sau:
Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất
Số tiền lãi mỗi tháng = Số tiền vay x Lãi suất thả nổi ( %/tháng )
Trong đó:
-
Lãi suất cơ sở là lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng, 24 tháng lĩnh lãi cuối kỳ.
-
Biên độ lãi suất cố định trong thời kỳ vay vốn sẽ được ghi rõ trong hợp đồng vay, tuỳ theo từng thời điểm mà biên độ lãi suất có thể thay đổi theo thị trường.
Ví dụ: Bạn đăng ký vay 300.000.000 VNĐ với thời gian 1 năm, lãi suất thả nổi, biên độ lãi suất là 0.2%/tháng.
-
Trong 3 tháng đầu (tháng 1 đến tháng 3), lãi suất cơ sở là 0.8%/tháng => lãi suất thả nổi là 0.8 + 0.2 = 1%/tháng. Suy ra số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 300.000.000 x 1% = 3.000.000 VND
-
Trong 3 tháng tiếp theo ( từ tháng 3 đến tháng 6), lãi suất cơ sở là 0.6%/tháng => lãi suất thả nổi là 0.6 + 0.2 = 0.8%/tháng. Suy ra số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 300.000.000 x 0.8% = 2.400.000 VNĐ.
-
Từ tháng 6 – tháng 9, lãi suất cơ sở là 1%, => lãi suất thả nổi là: 1 + 0.2 = 1.2%/tháng. Suy ra số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 300.000.000 x 1.2% = 3.600.000 VNĐ.
Lãi suất thả nổi sẽ luôn biến động theo xu hướng thị trường, tuỳ theo từng thời điểm có thể tăng hoặc giảm theo chính sách của ngân hàng trong thời gian đỏ. Nếu bạn là người đầu tư và muốn thế chấp tài sản bằng hình thức lãi suất thả nổi thì khoản vay thế chấp đó có thể gặp nhiều rủi ro.
Lãi suất hỗn hợp
Lãi suất hỗn hợp là lãi suất bao gồm cả lãi suất thả nổi và lãi suất cố định được áp dụng trong một thời gian thỏa thuận nhất định. Lãi suất cố định hiện nay thường áp cố định theo thời hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng….tuỳ theo từng gói vay. Sau đó áp dụng tính theo lãi suất thả nổi.
Tùy theo từng thời điểm khác nhau mà công thức tính lãi suất hỗn hợp sẽ tính theo công thức tính lãi suất thả nổi hoặc công thức lãi suất cố định.
Ví dụ: Bạn vay thế chấp ngân hàng 300.000.000 VNĐ, thời gian là 12 tháng (1 năm) với lãi suất hỗn hợp. Thì trong 6 tháng đầu, khoản vay được tính theo lãi suất cố định là 1% / tháng và 6 tháng sau sẽ áp dụng tính theo lãi suất thả nổi với biên độ lãi 0.2%/tháng.
-
Đối với lãi suất cố định trong 6 tháng đầu, bạn sẽ phải trả tiền lãi cho ngân hàng được tính như lãi suất cố định ở mục trên là 3.000.000 VNĐ.
-
Đối với lãi suất thả nổi trong 6 tháng sau, bạn sẽ phải trả tiền lãi cho ngân hàng được tính như lãi suất thả nổi ở mục trên là 3.000.000 hoặc 2.400.000 hoặc 3.600.000 VNĐ/ tháng….phụ thuộc vào biến động của thị trường và chính sách của ngân hàng.
Có thể thấy, lãi suất hỗn hợp có tính chất vừa ổn định nhưng cũng vừa rủi ro. So với lãi suất thả nổi thì lãi suất hỗn hợp có rủi ro thấp hơn, còn so với lãi suất cố định độ rủi ro lãi suất hỗn hợp lại cao hơn.
Điều kiện, hồ sơ và quy trình vay thế chấp tại Vaytien-online.com cần những gì?
Hiện nay, tất cả các ngân hàng đều triển khai nhiều gói vay trả góp với lãi suất rất ưu đãi. Vậy vay thế chấp cần những điều kiện và thủ tục hồ sơ như thế nào?
Điều kiện:
-
Khách hàng là công dân quốc tịch Việt Nam hoặc Việt kiều
-
Khách hàng có hộ khẩu và đang sinh sống, làm việc tại khu vực có chi nhánh của ngân hàng hoặc địa phương gần nơi có chi nhánh cho vay
-
Khách hàng có tài sản thế chấp có giá trị, phù hợp với quy định và chính sách của ngân hàng.
-
Khách hàng có thu nhập ổn định và đảm bảo khả năng chi trả nợ.
-
Không có nợ xấu nếu vay tại Ngân Hàng
Hồ sơ vay:
-
Giấy tờ tùy thân: bao gồm chứng minh thư, căn cước công dân, sổ hộ khẩu, hộ chiếu
-
Giấy tờ chứng minh thu nhập: bản kê khai lương có xác nhận của cơ quan hay các giấy tờ chứng minh thu nhập như kinh doanh, cho thuê nhà, thuê xe,…
-
Các giấy tờ có liên quan đến mục đích vay vốn
-
Đơn đề nghị vay vốn & trả nợ do ngân hàng bạn vay cấp.
-
Giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp: sổ đỏ, giấy tờ xe, vàng, kim cương,…. có giá trị.
Quy trình:
- Bước 1: Tham khảo và lựa chọn đơn vị cho vay thế chấp với lãi suất thấp.
- Bước 2: Nhân viên hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, dựa trên điều kiện thực thế của khách hàng mà nhân viên sẽ hướng dẫn khách về các thủ tục hồ sơ chi tiết.
- Bước 3: Thẩm định tài sản thế chấp, xác minh, đối chiếu thông tin để xác định sự phù hợp với các điều kiện của ngân hàng và khách hàng.
- Bước 4: Phê duyệt khoản vay
- Bước 5: Xét duyệt quyết định và giải ngân
Các ngân hàng có lãi suất vay thế chấp rẻ nhất mà bạn có thể tham khảo?
Nếu bạn đang có ý định vay thế chấp ngân hàng thì chắc chắn bạn phải tìm hiểu kỹ càng các thông tin cho vay cũng như lãi suất vay phải không nào? Tham khảo top các ngân hàng cho vay thế chấp lãi suất rẻ nhất ngay dưới đây.
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Agribank
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín -Sacombank
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VP Bank
- Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank
- Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – VIB Bank
- Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB
- Ngân hàng quân đội – MB bank
- Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TP Bank
- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV
- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Vietinbank
Một số câu hỏi thường gặp
Vay thế chấp có mất phí hay không?
Trả lời: Khi vay thế chấp, khách hàng cần phải trả những chi phí như: phí trả nợ trước hạn, phí công chứng thế chấp, phí thẩm định tài sản đảm bảo, phí đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp, phí phạt trả nợ tiền quá hạn, phí bảo hiểm nhân thọ, phí bảo hiểm vật chất,….
CIC là gì?
Trả lời: CIC là cách viết tắt của từ Credit Information Center. Nói cách khác là Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam – tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ các thông tin của khách hàng vay vốn tại việt Nam. Tất cả các hồ sơ đều được gửi lên CIC để kiểm tra xem khách hàng có nợ xấu hay không trước khi ngân hàng đồng ý xét duyệt khoản vay.
Nếu đến hạn tất toán khoản vay mà tôi chưa kịp thanh toán thì có bị phạt không?
Trả lời: Có. Khi đến hạn tất toán khoản nợ, nếu bạn thanh toán muộn sẽ bị mất một khoản phí trước hạn. Tuỳ vào từng ngân hàng sẽ có mức phạt khác nhau.
Thanh toán sớm có bị mất phí không?
Trả lời: Tuỳ vào từng thời điểm trả nợ trước hạn và ngân hàng cho vay mà khách hàng có thể thanh toán phí trả nợ trước hạn hoặc không và mức phí này sẽ do ngân hàng đó quy định.
Vay thế chấp có cần chứng minh thu nhập không?
Trả lời: Có. Nêu không chứng minh được thu nhập cá nhân thì ngân hàng khó có thể hỗ trợ bạn được bởi rủi ro nợ xấu sẽ rất lớn.
Vay thế chấp sổ đỏ của người thân có được không?
Trả lời: Có. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng sổ đỏ của người thân như: bố mẹ, ông bà…để vay tiền tại ngân hàng nếu đã được chủ sở hữu đồng ý tự nguyện và họ sẵn sàng bảo lãnh cho bạn vay tại ngân hàng. Ngân hàng không chấp nhận vay thế chấp sổ đỏ của người thân khi bạn có động cơ bất thường, muốn chiếm đoạt tài sản.
Tôi có hộ khẩu khác tỉnh có vay được không?
Trả lời: Trường hợp bạn muốn vay thế chấp nhưng hộ khẩu ở tỉnh khác vẫn sẽ được hỗ trợ. Tuy nhiên vay vốn thế chấp ngân hàng khác tỉnh sẽ khó khăn hơn rất nhiều, người vay cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, thủ tục và kiên trì chờ đợi phản hồi của ngân hàng. Bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện sau:
-
Giấy tờ đăng ký thường trú nơi đang sinh sống và làm việc.
-
Có tài sản bảo lãnh là sổ đỏ để thế chấp tại khu vực đang sinh sống và làm việc
-
Có công việc và đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.
-
Phải có mục đích, phương án sử dụng hợp lý và phương án trả nợ cho ngân hàng rõ ràng.
Vay thế chấp giải ngân bao lâu?
Trả lời: Thời hạn giải ngân khoản vay cho khách hàng sẽ từ 3 đến 5 ngày kể từ khi đã nộp đầy đủ hồ sơ và hồ sơ đã được xét duyệt. Tuy nhiên có nhiều trường hợp được giải ngân muộn hơn do gặp vấn đề như: thiếu hồ sơ, thông tin sai, thẩm định lâu,….thì thời gian sẽ mất từ 10 đến 12 ngày.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hình thức vay thế chấp, hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về hình thức vay thế chấp lãi suất thấp. Nếu quý khách hiện đang có nhu cầu vay thế chấp tài sản hãy gọi ngay cho www.vaytien-online.com. Chúng tôi chắc chắn sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất dành cho bạn!