Tài sản đảm bảo là gì? Đây có lẽ là thắc mắc của nhiều Anh/chị khi lần đầu thực hiện các giao dịch có liên quan đến quyền về tài sản như: vay tiền, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ,.. tại ngân hàng, cũng như các tổ chức tín dụng khác.
Tài sản đảm bảo là gì?
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản phải là “vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Ngoài ra, tài sản bao gồm cả bất động sản và động sản, trong đó bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Có thể hiêu như sau tài sản bảo đảm phải là tài sản đáp ứng quy định của pháp luật và phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Tài sản đảm bảo được phép giao dịch là không có tranh chấp.
Ví dụ:
- Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng
- Đối với bất động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh như: nhà máy, khách sạn, cửa hàng, nhà kho… và các công cụ, máy móc, thiết bị gắn liền với nhà máy, tàu biển, máy bay…
- Tài sản khác nếu pháp luật có quy định.
Quy định về tài sản bảo đảm
Tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản đảm bảo:
-
Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
-
Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
-
Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
-
Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Hình thức thế chấp tài sản
Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, hoặc ghi trong hợp đồng chính bao gồm những điều khoản về thế chấp theo thảo tuận giữa 2 bên.
Văn bản thế chấp phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Việc công chứng, chứng thực sẽ bảo đảm an toàn về pháp lý của các giao dịch. Mặt khác, Nhà nước càn quản lý các giao dịch liên quan đến bất động sản, cho nên thế chấp bất động sản thì buộc phải công chứng hoặc chứng thực.
Đối tượng của thế chấp tài sản
Phạm vi tài sản được dùng để thế chấp rộng hơn so với tài sản được dùng để cầm cố. Tài sản dùng để thế chấp, bảo đảm có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản đang cho thuê, cho mượn cũng được dùng để thế chấp.
Hai bên sẽ thoả thuận về việc dùng toàn bộ hoặc một phần tài sản để thế chấp. Nếu người có nghĩa vụ dùng toàn bộ một bất động sản để thế chấp thì các vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Xử lý tài sản đảm bảo

Việc xử lý tài sản chỉ xảy ra khi có bên không thực hiện đúng thỏa thuận. Theo quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015, việc thực hiện xử lý tài sản đảm bảo được thực hiện trong 04 trường hợp sau đây:
Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Như vậy, khi rơi vào các trường hợp nói trên, bên nhận thế chấp tài sản phải yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn hợp lý.
Nếu hết thời hạn đó mà nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện, thì việc xử lý tài sản bảo đảm mới được tiến hành. Để ngăn ngừa các tranh chấp không cần thiết, nên quy định việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ phải được ghi nhận bằng văn bản.
Trên đây là một vài chia sẻ của vaytien-online.com về quy định “tài sản đảm bảo” trong luật hiện hành, mong các bạn hết sức lưu ý khi thực hiện giao dịch có liên quan đến tài sản đảm bảo nhất là đối với các khoản vay tiền thế chấp.
Ngoài ra nếu quý Anh/Chị đang gặp khó khăn về tài chính có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ các sản phẩm vay tiền tốt nhất. Chúng tôi hỗ trợ cho vay tiền nhanh: tín chấp / thế chấp có thể giúp Anh/Chị vượt qua những khó khăn về tài chính trong thời gian ngắn.