Nợ xấu là gì? Có bao nhiêu nhóm nợ xấu?
Nợ xấu (nợ khó đòi) là các khoản nợ dưới chuẩn quá hạn thanh toán và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của đơn vị cho vay, Thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu. Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm khác nhau trên hệ thống CIC.
Nói một cách đơn giản hơn, đây là những khoản nợ đã đến hạn thanh toán. Nhưng người đi vay vay vẫn chưa thanh toán đầy đủ cả lãi và gốc và quá hạn trên 90 ngày. Đồng thời, các ngân hàng cũng sẽ căn cứ vào khả năng trả nợ vay của khách hàng để hạch toán khoản vay vào nhóm thích hợp.
CIC (Credit Information Center) là Trung tâm thông tin tín dụng thuộc quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. CIC có chức năng tiếp nhận, lưu trữ, phân tích và xử lý các thông tin tín dụng. Từ đó, phục vụ cho nhu cầu quản lý các hoạt động nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
CIC còn thực hiện các dịch vụ thông tin cho ngân hàng theo theo định của pháp luật và của hệ thống Ngân hàng Nhà nước. CIC sẽ quản lý thông tin của khách hàng từ các thông tin về khoản vay, tên người hoặc tổ chức vay, quá trình thanh toán khoản vay. Các ngân hàng có nhiệm vụ cung cấp chính xác và đầy đủ thông tin đến Trung tâm thông tin tín dụng.
CIC có trách nhiệm tổng hợp thông tin thành một cơ sở dữ liệu thống nhất. Nó sẽ phản ánh về lịch sử tín dụng của từng cá nhân hoặc doanh nghiệp. Thế nên, các ngân hàng sẽ đánh giá việc cấp xét tín dụng dựa vào các thông tin của bạn trên hệ thống CIC.
Phân loại các nhóm nợ từ hệ thống CIC
Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp, khách hàng sẽ được xếp vào một trong năm nhóm nợ này.
Nhóm 1: (Nợ đủ tiêu chuẩn)
Bao gồm các khoản nợ:
- Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
- Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
Nhóm 2: (Nợ cần chú ý)
Bao gồm các khoản nợ:
- Khoản nợ quá hạn trả chậm kể từ ngày 11 trở lên
- Khoản nợ được tính từ ngày thứ 11 đến ngày 90 của các ngày chậm trả.
- Khoản nợ có điều chỉnh kỳ hạn cho việc trả nợ lần đầu. Lưu ý là với khách hàng là doanh nghiệp thì tổ chức tín dụng phải đánh giá khả năng trả đầy đủ nợ gốc lẫn lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh.
Nhóm 3: (Nợ dưới tiêu chuẩn)
Nợ nhóm 3 bao gồm các khoản nợ::
- Khoản nợ quá hạn trả từ ngày thứ 91 đến ngày 180.
- Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. Không bao gồm các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn về việc trả nợ lần đầu được phân vào nhóm 2.
- Khoản nợ được miễn hay giảm lãi. Do khách hàng không đáp ứng được khả năng trả lãi đầy đủ như quy định trong hợp đồng.
Nhóm 4: (Nợ nghi ngờ)
Nợ nhóm 3 bao gồm các khoản nợ:::
- Khoản nợ bị quá hạn từ 181 ngày cho đến 360 ngày.
- Khoản nợ đang trong quá trình cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày.
- Khoản nợ đang trong quá trình cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
Đây là các khoản nợ:
- Bị quá thời hạn trả đủ lãi và gốc trên 360 ngày.
- Khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu bị quá hạn từ 90 ngày trở lên.
- Khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai quá hạn với thời hạn quy định.
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn về việc trả nợ lần thứ ba trở lên, bao gồm cả nợ chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Khoản nợ chờ xử lý, nợ khoanh.
Những nguyên nhân gây phát sinh nợ xấu
Có khá nhiều nguyên nhân gây phát sinh tình trạng nợ xấu khi vay tiền tại ngân hàng, các tổ chức tài chính. Một vài nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như:
- Người vay không thực hiện thanh toán khoản vay theo đúng với thời hạn được ghi trong hợp đồng vay tiền cho đơn vị cho vay.
- Người đi vay quên, hoặc cố tình thanh toán chậm chi phí phát sinh khi sử dụng thẻ tín dụng
- Người đi vay không thực hiện thanh toán số tiền tối thiểu khi sử dụng thẻ tín dụng
- Các khoản chi tiêu vượt quá hạn mức của thẻ tín dụng và không có khả năng chi trả
- Thực hiện mua trả góp tại các đơn vị bán lẻ nhưng không thanh toán đúng thời hạn.
Ngoài những lý do gây ra nợ xấu đó, cũng có nhiều người đi vay cố tình không trả nợ. Chẳng hạn như người đi vay không chấp nhận mức lãi suất của đơn vị cho vay nên có ý chây ỳ, không trả nợ. Điều này dẫn đến các khoản nợ bị quá hạn và chuyển thành nợ xấu. Hoặc do cố tình, không chấp nhận, không biết hoặc quên những khoản phí phạt quá hạn ngày thanh toán. Những khoản phí này cũng có khả năng chuyển thành nợ quá hạn.
Nợ xâu có thể vay vốn được nữa không?
Khi vay tín chấp hoặc vay thế chấp tại các Ngân Hàng hay các công ty tài chính, người đi vay đều phải cung cấp các thông tin các nhân của mình bao gồm tên người vay, khoản vay, quá trình thanh toán tiền gốc và lãi như thế nào. Từ đó, nhân viên công ty tài chính / Ngân hàng sẽ cập nhật trên hệ thống CIC để tổng hợp lại thành cơ sở dữ liệu để phản ánh lịch sử tín dụng của mỗi người.
Nhiều người thường lo lắng nếu có nợ xấu hoặc lịch sử nợ xấu thì không biết có thể vay được nữa không. Tuy nhiên, không phải lúc nào khách hàng rơi vào tình trạng nợ xấu cũng không được vay vốn. Điều này tùy thuộc vào tình trạng nợ và khả năng trả nợ của bạn như thế nào.
Đối với nợ nợ xấu nhóm 1 và nợ nhóm 2
Khi nợ của bạn được xếp vào nhóm 1, nhóm 2 thì việc đi vay tiền của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì không có ngân hàng nào hỗ trợ cho vay với khách hàng nợ nhóm 2. Tuy nhiên hiện nay bạn có thể vay mượn tại một số công ty tài chính như FE Credit hay Prudential Finance,… Tuy nhiên, cũng tùy vào lý do trả chậm là gì mà các tổ chức này mới hỗ trợ vay vốn.
Đối với nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5
Nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 muốn vay tiền ngân hàng thì hầu như là KHÔNG THỂ.
Bởi lẽ khi thẩm định cho vay, phía ngân hàng sẽ kiểm tra CIC 5 năm của khách hàng. Nếu bạn bị liệt vào danh sách nợ xấu thì ngân hàng sẽ đánh giá thấp độ uy tín của bạn, từ đó sẽ duyệt hồ sơ khắt khe hơn. Do đó, người đi vay khó có thể vay tiền ngân hàng khi bị nợ xấu.
Cách kiểm tra nợ xấu của bản thân
Nhờ nhân viên ngân hàng kiểm tra
Bạn có thể trực tiếp nhờ nhân viên ngân hàng kiểm tra giúp hoặc khi bạn đi vay vốn .
Tra cứu bằng website CIC
- Bước 1: Truy cập website của CIC.
- Bước 2: Đăng nhập / đăng ký (nếu bạn chưa có tài khoản).
- Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, bạn chọn “Báo cáo khai thác”.
- Bước 4: Chọn loại báo cáo có phí hoặc miễn phí.
- Bước 5: Nhập mã OTP được gửi về điện thoại của bạn.
Sau khi nhập xong mã OTP là bạn có thể xem lịch sử nợ xấu hiện tại của mình.
Tra cứu bằng ứng dụng trên điện thoại
- Bước 1: Tải app CIC trên CH Play hoặc App Store về máy.
- Bước 2: Sau đó tiến hành đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản.
- Bước 3: Vào menu và chọn “Khai thác báo cáo”.
- Bước 4: Chọn loại báo cáo có phí hoặc miễn phí.
- Bước 5: Nhập mã OTP được gửi về điện thoại của bạn.
Bạn nên chọn báo cáo có phí, bởi vì sẽ được thông tin chi tiết và đầy đủ hơn đặc biệt là thông tin nợ xấu nhiều năm về trước đều được hiển thị.
Cách xóa nợ xấu nhanh
Đối với khoản nợ dưới 10 triệu đồng
Người vay có thể nhanh chóng thanh toán hết số tiền nợ. Sau khi tất toán, lịch sử nợ xấu của khách hàng sẽ được xóa khỏi hệ thống CIC.
Đối với các khoản nợ trên 10 triệu đồng
Người vay cần tất toán sớm nhất khoản nợ cả gốc lẫn lãi cho đơn vị cho vay. Sau khi tất toán, ngươi vay thông báo với người quản lý khoản nợ, yêu cầu xác minh khoản nợ đã được thanh toán.
Sau khi hoàn tất các bước trên, trong khoảng 12 tháng tình trạng tín dụng của khách hàng sẽ đáp ứng đủ các điều kiện cho vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính.
Tuy nhiên, đối với các khoản nợ trong nhóm 3, 4, 5 thì trong 5 năm tiếp theo, khách hàng sẽ không được cho vay dưới bất kỳ hình thức nào theo đúng quy định về nợ xấu. Sau 5 năm tình trạng tín dụng của khách hàng sẽ bình thường trở lại và được xét duyệt các khoản vay vốn khi có nhu cầu.
Chi sẻ kinh nghiệm tránh bị nợ xấu khi vay tiền
Trước khi tiến hành việc Vay Tiền Tư Nhân / Ngân Hàng, bạn cần phải xem trước các tính lãi như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn biết được mỗi tháng mình phải trả bao nhiêu tiền. Sau khi đánh giá mức thu nhập cũng như khả năng chi trả của mình, bạn có thể quyết định có nên vay hay không.
Chỉ vay số tiền đúng với nhu cầu, tốt nhất là mức vay không được vượt quá 50% thu nhập mỗi tháng. Khi đó, nguồn thu nhập và chi tiêu của bạn không bị gián đoạn hay cắt giảm. Bạn cũng có thể dễ dàng xoay nguồn tiền để duy trì việc trả nợ.
Đừng cố gắng vay vốn khi lịch sử tín dụng trong vòng 2 năm của bạn không tốt. Bạn sẽ phải tốn thêm chi phí “bôi trơn” cũng như tốn thêm thời gian, công sức không cần thiết mà vẫn không vay được vốn.
Đối với khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ quốc tế thì cần phải lưu ý hơn. Cần đảm bảo việc trả hết nợ và không bao giờ dùng thẻ giao dịch vượt quá khả năng thanh toán, không nên mua hàng vượt quá 50% của giới hạn thẻ để đảm bảo lịch sử tín dụng tốt. Và nếu có khoản vay nào thì tốt nhất là nên theo dõi việc trả nợ lẫn lãi đúng hạn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về chủ đề “Nợ Xấu là gì ?” cũng như các thông tin cần biết về nợ xấu là gì. Hy vọng rằng bạn sẽ hiểu rõ hơn những ảnh hưởng khi bị xấu cũng như cách xử lý nếu chẳng may bị nợ xấu. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến những khoản nợ này và cần tư vấn về các hình thức vay tiền khi bị nợ xấu hãy liên hệ với website vaytien-online.com nhé !!!