Hiện nay vay tiền online đang dần trở nên khá phổ biến và không còn quá xa lạ với chúng ta. Với cách thức, thủ tục đơn giản nhanh chóng, thì hầu hết người đi vay đều có thể đăng ký vay online qua các web/app vay tiền. Tuy nhiên có khá nhiều người khi đi vay lại phàn nàn về mức lãi suất khá cao của hình thức này. Do đó dẫn đến việc có nhiều khách hàng không đủ khả năng trả nợ. Vậy không trả tiền vay online có bị làm sao không ?
Vay tiền online không trả có bị sao không?
Vay tiền online tại các ngân hàng hay các tổ chức tài chính đều là hình thức vay tài sản được pháp luật quy định tại điều 463 bộ luật dân sự năm 2015. Điều này có nói rõ rằng:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Vay online là giao dịch dân sự được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên và chỉ khác về hình thức. Các bên khi vay tiền online sẽ ký kết hợp đồng thông qua các dữ liệu số trên internet hoặc thông qua ứng dụng. Do đó, khi thực hiện vay tiền online thì các bên sẽ cùng nhau ký kết một hợp đồng điện tử với nhau về việc vay tiền.
Hiện nay, nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính hợp pháp đã triển khai việc vay tiền online nhằm tạo điều kiện cho người vay thực hiện với thủ tục nhanh chóng, giải ngân tiền nhanh, đáp ứng nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, người dùng cũng cần trọng với các bên cho vay nặng lãi núp bóng vay tiền online hợp pháp để cho vay với lãi suất cao. Những trường hợp như vậy sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Như vậy, dù là vay tiền online nhưng theo khoản 1 điều 466 Bộ luật dân sự thì người vay nợ buộc phải trả đủ số tiền đã vay. Việc bùng nợ khi vay tiền online cũng là hành vi vi phạm pháp luật và cũng sẽ bị xử lý theo quy định.
Hậu quả của việc vay tiền online mà không trả là gì?
Như đã nói, người vay cần có trách nhiệm trả tiền cho các ngân hàng và tổ chức tài chính. Nếu cố tình không trả nợ thì phải chịu các hậu quả như sau:
Phải trả lãi số tiền chưa thanh toán và chịu phạt trả chậm
Trả lãi là cách thức xử lý được ưu tiên khi bạn vay tiền tại bất cứ đâu mà có ý định bùng nợ, trong trường hợp vay tiền online cũng vậy. Nếu như bạn vay tiền qua các App hoặc webiste của các ngân hàng, công ty tài chính hợp pháp, thuộc sự quản lý của Nhà nước thì bạn phải trả lãi số tiền vay chưa thanh toán.
Xét theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả/trả không đủ số nợ gốc và lãi (nếu có) thì sẽ phải trả lãi tiền vay:
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời gian kể từ sau khi hết hạn.
- Trả lãi chậm trả theo mức lãi suất thoả thuận trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng thời gian chậm trả.
- Nếu khoản nợ bị chuyển sang nhóm quá hạn, người vay phải trả lãi trên nợ gốc đã bị quá hạn với lãi suất không quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Mặt khác, trong trường hợp người đi vay đến vay tiền tại các App hoặc Website do cá nhân, tổ chức sở hữu thì sẽ phải trả lãi theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015:
- Nếu như là vay không có lãi thì bên cho vay có quyền yêu cầu phía người đi vay phải trả lãi với mức lãi suất không quá 10%/năm của số tiền chậm trả tương ứng thời gian chậm trả.
- Nếu là vay có lãi suất thì người đi vay phải trả lãi trên nợ gốc theo lãi suất thoả thuận trong hợp đồng tương ứng thời hạn vay đến hạn chưa trả; nếu quá hạn thì phải trả lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng thời gian chậm trả…
Bị cho vào nhóm nợ xấu
Nếu bạn vay tiền từ các tổ chức và công ty tài chính hợp phá thuộc sự quản lý của nhà nước. Khi đó, theo quy định ở Điều 8 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, các ngân hàng sẽ tự phân loại nợ và gửi kết quả này cho Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC lưu trữ. Những khách hàng nào có nợ quá hạn từ 91 ngày đến trên 360 ngày theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN thì sẽ bị phân vào nhóm nợ xấu (nhóm nợ 3, 4 và 5). Những người đã bị liệt vào danh sách nợ xấu thì rất khó để có thể vay tiền tại các tổ chức cho vay an toàn, hợp pháp vì đa số các tổ chức đó không hỗ trợ xét duyệt vay trong trường hợp này.
Bị gọi điện, nhắn tin giục nợ
Khi khách hàng không trả nợ thì buộc các tổ chức và ngân hàng phải thực thi các biện pháp giục nợ bao gồm nhắn tin, gọi điện, email,.. nhiều lần đến khi nhận được tiền. Không chỉ người vay bị làm phiền mà có thể liên đới dến những người xung quanh. Tuy nhiên, theo khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN có nêu rõ: “Công ty tài chính không được nhắc nợ tối đa 05 lần/ngày trong khung giờ từ 07 – 21 giờ, không gọi điện, nhắc nợ, đòi nợ với người không có nghĩa vụ trả nợ…”.
Bị xử phạt hành chính theo luật
Hậu quả tiếp theo mà người vay tiền online cố tình không trả đó là việc xử phạt hành chính. Mức phạt đó được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: “Nếu một người đến hạn trả nợ tiền vay của người khác, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.”
Thêm nữa, mức phạt này là dành cho người đi vay không trả nợ cho tổ chức/người cho vay vì đã lỡ dùng số tiền phải trả đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ.
Phải chịu trách nhiệm hình sự
Không chỉ bị phạt hành chính, mà một số trường hợp nếu có tính chất và mức độ của hành vi trốn nợ khi vay tiền online ở mức cao thì người vay tiền còn phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình.
Khi đó họ sẽ bị quy vào tội về “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2017. Cụ thể như sau:
- Nếu như người đi vay vay số tiền trong khoảng 4 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản… chưa được xoá án tích mà còn vi phạm của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối/bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền đó hoặc đến hạn mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả. Thì người đó sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Nếu trong trường hợp bên vay có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, chiếm đoạt số tiền lên đến 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng. Đối tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn/danh nghĩa cơ quan, tổ chức để chiếm đoạt tài sản hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt để chiếm đoạt gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và đã tái phạm ở mức nguy hiểm. Thì bên đi vay sẽ bị phạt tù từ 2 đến 7 năm.
- Trong trường hợp, người đi vay chiếm đoạt, cố tình không trả số tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng. Thì người đó sẽ bị phạt tù từ 5 đến 12 năm.
- Còn nếu người đi vay chiếm đoạt số tiền lớn trên 500 triệu đồng, thì mức án tù đưa ra là 12 đến 20 năm tù giam.
Như vậy, nếu người đi vay cố tình trốn nợ, không chịu trả số tiền đã vay theo điều khoản cam kết trong hợp đồng đã ký thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm.
Lời khuyên cho bạn
Vay tiền online sẽ dù đang là xu hướng lựa chon vay hiện nay và chắc chắn nó vẫn còn nhiều vấn đề bất cập chưa được giải quyết. Các app vay tiền cũng phải là lựa chọn duy nhất khi cần vay tiền và vay tiền mà thay vào đó hãy, vay mượn người thân hay bạn bè trước. Hãy đảm bảo vay tiền qua mạng chỉ là giải pháp cuối cùng khi không thể vay mượn ở đâu cả.
Khi đăng ký vay tiền online cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin trước khi xác nhận cũng như đồng ý với bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng. Tuyệt đối đừng vì vội vàng chủ quan cho rằng vay 1-2 triệu nên không có vấn đề gì. Cũng đừng có suy nghĩ việc vay tiền rồi bỏ trốn hay sẽ khiến bạn càng rơi vòng xoáy nợ nần, càng nợ thì càng lo sợ, càng lo sợ thì càng bất an hơn mà người thân của bạn cũng bị liên lụy. Quan trọng cần tính toán kỹ khả năng thu nhập và khả năng chi trả cho khoản vay trước khi đồng ý vay.
Tạm kết
Tất cả những thông tin mà bạn vừa đọc sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi về việc bùng nợ khi vay tiền online. Nhưng thông tin mà chúng tôi cung cấp được tham vấn bởi các luật sư có chuyên môn. Vì vậy, chúng tôi xin nhấn mạnh một lần nữa là việc vay tiền online hoặc vay tiền qua app mà không trả sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ nặng nhẹ, vì vậy bạn nên cẩn trọng và tìm cách giải quyết.